Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Người đăng: QT Hệ thống .Ngày đăng: 12/05/2014 15:26 .Lượt xem: 2980 lượt.
Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuối tháng 10/2013, trước ý kiến của các Doanh nghiệp và Tổng cục Hải quan về một số vướng mắc trong xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật yêu cầu phải kiểm dịch, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ NN-PTNT đề nghị cung cấp thông tin về Danh sách các nước có yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với hàng h

Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã có công văn trả lời: Việt Nam và các thành viên tham gia Công ước bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các nước mà Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định hợp tác song phương về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đều quy định các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch và có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu cấp kèm theo lô hàng. Đối với lô hàng xuất khẩu có nguồn gốc thức vật mà hợp đồng mua bán yêu cầu phải kiểm dịch thực vật, Bộ NN-PTNT đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính...

Theo ý kiến này của Bộ NN-PTNT, ngày 3/1/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 89/BTC-TCHQ (Công văn 89) gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn về thủ tục xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm dịch thực vật.

Cụ thể, căn cứ vào Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các Nghị định của Chính phủ và đặc biệt là Thông tư số 40/2012 ngày 15/8/2012 của Bộ NN-PTNT (Thông tư 40) ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (trong đó có gỗ và sản phẩm gỗ), Tổng cục Hải quan đề nghị: Đối với lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm kiểm dịch thực vật, cơ quan hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp.

Đối với lô hàng xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch mà hợp đồng mua bán hàng hóa có yêu cầu kiểm dịch, doanh nghieepjj phải làm thủ tục kiểm dịch theo quy định và gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng.

Trong trường hợp này, cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành...

 

Giữa tháng 1/2014, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật về thắc mắc này. Theo đó, chúng tôi cũng đã có công văn phản hồi nêu rõ: Theo Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 5/1/2007 về kiểm dịch thực vật, cơ quan kiểm dịch thực vật chỉ thực hiện đối với vật thể xuất khẩu trong trường hợp hợp đồng mua bán hoặc các điều ước quốc tế quy định phải kiểm dịch và khi chủ vật thể yêu cầu. Vấn đề phát sinh tại Bình Định vừa qua là do cơ quan hải quan khi áp dụng Công văn 89 đã có phần cứng nhắc và hiểu chưa đủ về Thông tư 40.

Hiểu chưa đủ thế nào thưa ông?

Thông tư 40 xếp gỗ và sản phẩm gỗ vào diện phải kiểm dịch thực vật, nhưng trong danh mục gỗ và các sản phẩm gỗ lại có rất nhiều mặt hàng khác nhau. Hiện nay các nước yêu cầu kiểm dịch thực vật chỉ yêu cầu kiểm dịch đối với gỗ cây, gỗ chưa bóc vỏ, chưa qua xử lí hoặc gỗ dăm. Riêng các sản phẩm gỗ đã qua chế biến như ghế ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, ván ép nhân tạo... đều không thuộc diện phải kiểm dịch thực vật. Trước đây, khi chưa thực hiện Công văn 89, Chi cục kiểm dịch thực vật Vùng IV cũng chỉ thực hiện kiểm dịch đối với doanh nghiệp nào có đề nghị mà thôi, chứ không mang tính bắt buộc. Có thể do hải quan hiểu chưa tường tận và áp dụng có phần máy móc, nên họ cho rằng cứ gỗ là yêu cầu đều phải kiểm dịch nên mới xảy ra tình trạng này.

Cục BVTV khẳng định, đồ gỗ đã qua chế biến không phải thực hiện KDTV

Cục Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ đạo Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng IV trực tiếp làm việc với Chi cục Hải quan Bình Định tháo gỡ ngay vướng mắc cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đồng thời chỉ đạo các Chi cục Kiểm dịch thực vật khác làm việc với Chi cục Hải quan các tỉnh để thống nhất danh mục gỗ và sản phẩm gỗ cũng như các trường hợp yêu cầu phải kiểm dịch thực vật.

Hiện tại, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã chính thức được Quốc hội thông qua, theo đó, Cục Bảo vệ Thực vật cũng đang tiến hành sửa đổi lại Thông tư 40, theo đó sẽ điều chỉnh và chi tiết hóa lại danh mục gỗ và sản phẩm gỗ yêu cầu phải kiểm dịch theo tinh thần những loại gỗ nào có nguy cơ cao, và các nước nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch thì mới đưa vào danh mục bắt buộc phải kiểm dịch. Còn các loại gỗ có nguy cơ thấp, gỗ đã qua chế biến và xử lí sẽ được rút khỏi danh mục này.

Xin cảm ơn ông!

 

Nguồn tin: Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người
Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
Trồng rừng gỗ lớn - mũi tên trúng 2 đích
Kết quả bước đầu nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình vườn sinh thái nông lâm kết hợp tại xã miền núi Tam Trà, huyện Núi Thành”
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006528852

    Lượt trong ngày 7749
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 92
    Tổng số 6528852