Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Nhân rộng mô hình Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 16/11/2015 09:23 .Lượt xem: 2248 lượt.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã và đang có chiều hướng phát triển mạnh theo hướng tăng số lượng, hình thành một số gia trại và trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

        Bên canh sự phát triển đó thì ngành chăn nuôi cũng phải đối mặt với những khó khăn như vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe, môi trường. Để góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, từ năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam đã xây dựng và triển khai mô hình Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng. Năm 2014 bằng nguồn kinh phí sự nghiệp của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam đã phối hợp với Trạm khuyến nông của 3 huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn triển khai mô hình với quy mô 120 hộ/8 nhóm, năm 2015 mô hình được chúng tôi tiếp tục triển khai tại 3 huyện Quế Sơn, Phú Ninh, Thăng Bình với 150 hộ/5 nhóm.

Hộ tham gia chia thành các nhóm từ 15 – 30 người/nhóm với đặc điểm ở gần nhau, chăn nuôi cùng đối tượng vật nuôi nhằm mục đích thuận tiện trong hội họp, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong chăn nuôi. Các nhóm xây dựng nội quy hoạt động, cơ chế vận hành, cử đại diện nhóm quản lý tủ thuốc thú y, tài liệu hướng dẫn… và có cán bộ thú y xã tham gia. Hằng tháng các nhóm tiến hành tổ chức họp nhóm vào 1 ngày trong tháng để chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, định hướng thị trường, thảo luận về tình hình chăn nuôi của từng gia đình. Thông thường cộng tác viên của mô hình là cán bộ thú y của xã sẽ thông báo cho bà con chăn nuôi về những bệnh có nguy cơ xảy ra trong tháng tiếp theo và các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh. Tùy từng đối tượng vật nuôi, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển mà các nhóm sẽ chọn các loại thuốc thú y phù hợp, các loại thuốc thú y thường được sử dụng trong mô hình bao gồm hóa chất sát trùng, vacxin các loại, thuốc kháng sinh, thuốc tẩy kí sinh trùng …

Sau 2 năm triển khai, vừa qua Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đã kết hợp với đài Phát Thanh – Truyền hình Quảng Nam xây dựng chuyên đề Nhân rộng mô hình Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng động. Mô hình cũng đã mang lại một số kết quả nhất định và được các địa phương khuyến cáo nhân rộng trong thời gian đến. Về kinh tế, tỷ lệ vật nuôi được bảo hộ trong mô hình là 95%, tỷ lệ hộ an toàn dịch bệnh 95%, tỷ lệ tiêm phòng được nâng cao đồng thời thông qua tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, người chăn nuôi thực hành chăn nuôi theo đúng quy trình cho từng đối tượng vật nuôi và cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, vật nuôi sẽ cho tăng trọng nhanh hơn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Bên cạnh đó các hộ cũng chủ động trong sử dụng thuốc thú y cho chăn nuôi gia đình, giảm tình trạng phụ thuộc vào thú y tư nhân và phát tán mầm bệnh. Người chăn nuôi được đào tạo những kỹ năng cơ bản về phòng và điều trị một số bệnh ở vật nuôi tại gia đình.

Phân, rác thải chăn nuôi được thu gom xử lý, môi trường chăn nuôi được vệ sinh định kỳ, sát trùng theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ thú y, từ đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường là hiệu quả về môi trường mà mô hình mang lại.

           Về hiệu quả xã hội thì chúng tôi nhận thấy sau khi thực hiện mô hình ý thức của người chăn nuôi được cải thiện rõ rệt, xuất phát từ việc họ hiểu rõ bản chất của vacxin, dịch bệnh và công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh đúng quy trình. Đặc biệt các hộ cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân và gia đình trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Ở một số nơi, việc hình thành các nhóm để sinh hoạt kỹ thuật trong mô hình là tiền thân để hình thành các câu lạc bộ chăn nuôi, cùng liên kết trong đầu vào và đầu ra, giảm giá thành chăn nuôi. Đồng thời thông qua mô hình cũng mở ra cho chính quyền địa phương một định hướng mới trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm dựa vào cộng đồng, xây dựng mạng lưới thú y cộng đồng ở cơ sở, với sự tham gia của các cán bộ chăn nuôi, thú y, khuyến nông và các cơ quan đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Thông qua mạng lưới này, mô hình đã huy động được nguồn lực tổng hợp từ nhiều ngành, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho ngành thú y tại cơ sở./.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội thảo mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản năm 2015
Quảng Nam: Khởi nghiệp với ba trăm nghìn đồng
Phát động trồng cây gây rừng nhân ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11
Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 2 (Khóa XXI)
Thoát nghèo từ mô hình Nông lâm kết hợp
Hội nghị tổng kết cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa và đánh giá công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Nông Sơn Tọa đàm về thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm cây ngô
Hội thảo chia sẻ và đối thoại định hướng nhân rộng các mô hình hỗ trợ cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu
Kinh nghiệm hoạt động hiệu quả của Câu lạc bộ trồng tiêu Tam Đại
Hội thảo đầu bờ mô hình Nhân giống và nuôi cá Diếc thương phẩm
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751473

    Lượt trong ngày 3193
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 35
    Tổng số 6751473