Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả Mô hình vườn rau dinh dưỡng cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 20/11/2015 16:15 .Lượt xem: 2422 lượt.
Năm 2015, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam đã phối hợp với Trạm khuyến nông của 2 huyện: Tây Giang và Nam Trà My triển khai mô hình vườn rau dinh dưỡng cho với quy mô 02 ha.

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của con người, rau cung cấp cho ta nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau còn có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Nhưng hiện nay, tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nguồn cung cấp rau còn nhiều hạn chế, đa số vận chuyển từ Miền xuôi lên, không đảm bảo về chất lượng và số lượng, rau địa phương hầu như không đủ tự cung tự cấp và chỉ có ở những mùa nhất định trong năm. Trước thực tại đó, việc "xây dựng vườn rau dinh dưỡng cho đồng bào Miền núi" là cầu cần thiết, vừa cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày, đa dạng hóa các loại rau xanh, rau ăn quả trên địa bàn, vừa tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần an sinh xã hội và phát triển bền vững.


Chương trình đã hỗ trợ nông dân 100% giống, 50% vật tư thiết yếu khác, nông dân đối ứng công lao động và các vật tư còn lại. Ngoài ra, các hộ nông dân tham gia mô hình còn được tham gia tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết… Các giống rau sử dụng trong mô hình bao gồm các loại rau ăn lá (mồng tơi, rau dền, cải bẹ, rau ngót…) và các loại rau ăn quả (cà tím, bí đỏ, dưa leo, bí đao…). Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết bất lợi (vùng núi cao nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn…) nhưng hầu hết rau trong mô hình đều sinh trưởng phát triển tốt. Đối với rau ăn lá, để khắc phục tình trạng dập lá do mưa kéo dài, bà con đã làm dàn che bằng các loại lá, cây cỏ trong mùa mưa. 
 Qua theo dõi, đến nay đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ. Nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và xây dựng vườn rau dinh dưỡng nói riêng. Mô hình đã áp dụng phương pháp tập huấn hiện trường, cầm tay chỉ việc và lấy nông dân làm nòng cốt. Hiệu quả kinh tế, sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, thu nhập từ mô hình đạt trên 55 triệu đồng/ha, tương đương 2,7 triệu đồng/sào. Đây là con số rất ý nghĩa đối với những mãnh vườn trước đây bà con bỏ hoang, cỏ dại mọc hoặc trồng những loại cây không mang lại hiệu quả kinh tế.
Chị Bhôi Ngân (A Tiêng - Tây Giang) cho biết: Trước đây gia đình mình có mãnh vườn 1 sào , nhưng không biết làm gì cả, để cỏ dại mọc đầy, từ khi có chương trình hỗ trợ, gia đình mình đã cải tạo lại và trồng rau theo hướng dẫn. Đến nay, gia đình mình không còn thiếu rau xanh để ăn nữa, phần rau ăn không hết đem đổi các thứ cần thiết khác. Mình sẽ duy trì và vận động bà con làm theo mình để có cái ăn, không phải đi mua như trước đây nữa.

Mô hình đã tạo niềm tin cho nông dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, lựa chọn và thay đổi các loại cây trồng; tạo động lực mạnh mẽ cho người nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả sản xuất trước những biến đổi phức tạp của thời tiết khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Tạo điều kiện cho các gia đình có rau sạch đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, góp phần thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trong gia đình. Đồng thời, với nguồn sản phẩm dôi dư, bà con có thể đem bán góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Nguồn tin: Phòng Kỹ thuật - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
Hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một số giải pháp thực hiện
Nông sơn: Hiệu quả từ mô hình trồng lạc xen sắn trên chân đất lúa chuyển đổi.
Điện Bàn: Kết quả đạt được từ mô hình " Sản xuất và tiêu thụ Măng tây xanh an toàn"
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi tại Duy Sơn, huyện Duy Xuyên
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai biến đổi gen C.P.501S tại xã Điện Trung, Điện Bàn
Hội thảo đầu bờ Giống lúa thuần cao sản DT45
Núi Thành: Hiệu quả Mô hình Trồng nấm cải tạo vườn tạp tại xã Tam Sơn
Chuyển đổi cây trồng cạn ở Nông Sơn: Hiệu quả bước đầu ;
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751785

    Lượt trong ngày 3505
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 71
    Tổng số 6751785