Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa tại Quảng Nam và những bài học kinh nghiệm
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 21/11/2015 18:49 .Lượt xem: 3366 lượt.
Tỉnh Quảng Nam có khoảng 113.000 ha sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 41.000 ha đất chuyên sản xuất lúa nước (không kể hơn 5.000 ha đất lúa rẫy và lúa gieo không có nước tưới), trong đó đã bố trí luân canh lúa - màu gần 3.000 ha (chủ yếu vùng mặn, hạn). Trong nhiều năm qua ngành Nông nghiệp đã thường xuyên khuyến cáo nông dân chuyển đổi đất lúa bấp bênh về nước tưới sang cây trồng cạn khác có

Diện tích đã được chuyển đổi hoàn toàn từ cây lúa nước sang cây trồng cạn như ngô, lạc, mè, đậu xanh … còn rất ít, năm 2012 toàn tỉnh mới thực hiện được 300 ha, năm 2014 chuyển đổi được 441 ha, trong năm 2015 chuyển đổi được trên 650 ha… Đến nay, toàn tỉnh có trên 1.400 ha đất lúa chuyển sang cây trồng khác. Tại một số diện tích có điều kiện, nông dân đã thực hiện việc luân canh cây trồng đem lại hiệu quả cao. Diện tích luân canh cây trồng khoảng trên 5.000 ha. Hầu hết các mô hình chuyển đổi đều có hiệu quả cao hơn sản xuất lúa.

              Do vậy 3 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam có chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách chuyển đổi một số loại cây trồng thích hợp cho năng suất cao.

1. Hiệu quả các mô hình chuyển đổi:

          Từ vụ Đông Xuân 2013 – 2014 đến nay, Trung tâm đã xây dựng 18 mô hình trình diễn và hướng dẫn nông dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn, với tổng diện tích 150 ha (5 - 10 ha/ MH), trong đó chú trọng cây ngô và cây lạc. Kết quả bước đầu cho thấy, cây trồng chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận đem lại cao hơn sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất. Cây ngô và cây lạc đã tạo ra các hệ thống canh tác và có giá trị lãi ròng cao hơn sản xuất 2 vụ lúa. Mô hình thâm canh lạc tổng hợp cho năng suất từ 25- 30 tạ/ha, lãi ròng mô hình trồng lạc hơn sản xuất lúa trên cùng chân đất từ 3,5 - 4 lần. Năng suất ngô đạt 70 - 75 tạ/ha, lãi ròng tăng 2 – 2,5 lần so với sản xuất lúa trên cùng chân đất.

          Bên cạnh đó đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ. Một số điểm đã liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị (Trung tâm chuyển giao - Viện KHNN Duyên hải Nam Trung bộ; Công ty TNHH Hoàng My ; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty cổ phần hạt giống CP Việt Nam) cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm lạc, ngô cho nông dân.

          Thành công của mô hình chuyển đổi trong sản xuất lạc, ngô đã tạo ra cánh đồng có diện tích đủ lớn, cơ sở hạ tầng phù hợp để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ; Mô hình đã góp phần nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng là cơ sở để tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng; góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo cơ hội để hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của từng vùng; tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn và góp phần xây dựng nông thôn mới. Gắn kết được với nhà doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông tham gia cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng với nông dân. Thay thế lao động thủ công, đáp ứng yêu cầu thời vụ tập trung cao, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất trong thu hoạch, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân.

2. Một số bài học kinh nghiệm :

Một là, việc chuyển đổi thành công từ sản xuất 3 vụ sang chỉ sản xuất 2 vụ lúa /năm là một tiền đề, một cơ sở quan trọng cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói chung, trong đó có trên chính chân đất lúa. Bên cạnh đó, tỉnh có các chủ trương đúng đắn và kịp thời như: Phát triển thủy lợi hóa đất màu, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng...tạo điều kiện cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt được những kết quả nhất định.

Hai là, công tác quy hoạch phải được triển khai thật chi tiết, cụ thể cho từng cánh đồng, gắn với quy hoạch sản xuất theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi phải thực hiện cho cả một cánh đồng, tránh tình trạng da beo (xen giữa sản xuất cây trồng cạn với sản xuất lúa).

Ba là, từng địa phương phải có đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ thể, trong đó từng chân đất khuyến cáo mô hình canh tác phù hợp (cả điều kiện canh tác với thị trường tiêu thụ). Nhà nước có chính sách hỗ trợ công tác chuyển đổi (từ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đến hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất...).

Bốn là, ưu tiên mở rộng những mô hình canh tác mà trong đó các cây trồng có đầu ra ổn định như: Ngô, Lạc (đậu phụng), đậu xanh, đậu cove. Các cây rau quả, thực phẩm nên hạn chế với quy mô nhất định, mở rộng phải theo nhu cầu thị trường.

Năm là, gắn kết chặt chẽ 4 nhà, trong đó mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là rất quan trọng, giúp giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững hơn./.

 Nguyễn Bích Lợi

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hiệu quả từ mô hình trồng lạc trên chân đất lúa chuyển đổi năm 2015
Hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một số giải pháp thực hiện
Nông sơn: Hiệu quả từ mô hình trồng lạc xen sắn trên chân đất lúa chuyển đổi.
Điện Bàn: Kết quả đạt được từ mô hình " Sản xuất và tiêu thụ Măng tây xanh an toàn"
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai trên chân đất lúa chuyển đổi tại Duy Sơn, huyện Duy Xuyên
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng ngô lai biến đổi gen C.P.501S tại xã Điện Trung, Điện Bàn
Hội thảo đầu bờ Giống lúa thuần cao sản DT45
Núi Thành: Hiệu quả Mô hình Trồng nấm cải tạo vườn tạp tại xã Tam Sơn
Chuyển đổi cây trồng cạn ở Nông Sơn: Hiệu quả bước đầu ;
Hội thảo Mô hình trồng ngô lai Hè Thu muộn trên chân đất lúa chuyển đổi
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006751767

    Lượt trong ngày 3487
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 59
    Tổng số 6751767