Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre Bát Độ lấy măng
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 14/12/2015 16:09 .Lượt xem: 3688 lượt.
Trồng tre Bát Độ lấy măng cho năng suất cao, chất lượng măng ngon. Măng tre Bát Độ ăn có vị ngọt, giòn, không cần nấu kỹ như các loại măng khác lại dễ chế biến, có thể ăn tươi, làm măng chua…

1. Chọn đất trồng:

Tre Bát độ trồng lấy măng không yêu cầu loại đất tốt lắm, song tre cần loại đất tơi xốp và ẩm mát. Tre cần các loại đất có tầng dày, tơi xốp, nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước. Tốt nhất là các loại đất phù sa ven sông suối, đất trên nương rẫy còn tính chất đất rừng, không nên trồng tre ở các loại đất ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá, tầng đất mỏng và đất cát khô rời rạc.

2. Chọn cây giống:

Khi nhân cây tre lấy măng giống từ hom gốc, nên chọn những gốc bánh tẻ khoảng 1 năm tuổi, không lấy gốc quá non nhưng cũng không nên lấy gốc quá già.

Nếu cây giống được nhân từ hom cành thì cần chọn những cây đã được nuôi trong vườn ươm một năm và đã ra một thế hệ măng, hình thành lá hoàn chỉnh, có bộ rễ thứ cấp.

3. Nhân giống

3.1. Nhân giống bằng hom gốc

Đối với các loại tre thân mọc cụm thì có thể nhân giống bằng hom gốc hoặc hom cành. Việc nhân giống bằng hom gốc là đơn giản nhất, chỉ cần chọn cây tre bánh tẻ (1 năm tuổi) vào vụ xuân tách khỏi bụi, trộn rơm rạ + bùn ao quấn quanh rễ, khi cây ra rễ mới thì mang ra trồng.

3.2. Nhân giống bằng hom cành

Việc nhân giống bằng hom cành phức tạp và đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Trên cây mẹ bánh tẻ (cây mẹ được từ 3 trở lên) chọn cành chét bánh tẻ (Cành xanh đậm), cắt ngọn để lại 2-3 mắt, sau đó cưa gốc cành chét khoảng 2/3 đường kính, dùng hỗn hợp đã trộn sẵn (gồm rơm băm hoặc sơ dừa để hoai mục+đất + chất kích thích ra rễ) đủ ẩm bó vào gốc cành chét, rồi cuốn nilon chặt lại. Sau 20-30 ngày kiểm tra thấy cành nào ra rễ thì cắt xuống đưa vào bầu đất. Thành phần bầu đất gồm a) 90% đất cát pha b) 9% Phân chuồng hoai c)1% supe lân và trộn đều. Đặt bầu thành luống tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Nuôi bầu 6-8 tháng thì cây đủ lá và rễ thứ cấp và khi đó thì có thể đem trồng.

4.. Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre lấy măng

4.1. Chuẩn bị đất trước khi trồng

- Nơi đất nghèo dinh dưỡng nên trồng cây họ đậu để cải tạo đất trước 1 năm, sau khi thu hoạch quả, hạt cần vùi lấp toàn bộ thân cành lá của cây họ đậu để tăng thêm chất mùn, làm tốt đất.

- Nên trồng theo mật độ trồng và kích thước là 500cây/ha. (18 cây/sào)

- Hố được bố trí theo hình nanh sấu, hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m.

- Kích thước mỗi hố như sau: Chiều rộng hố: 70cm; Chiều dài: 70cm; Chiều sâu: 70cm. Chỗ đất xấu có thể đào hố rộng hơn: Chiều rộng hố: 1m; Chiều dài: 1m; Chiều sâu: 70cm

- Lớp đất mặt cuốc trước, để ở một bên; Lớp đất cuốc sau lớp đất mặt để ra một bên

- Hố cuốc xong cần được phơi ải khoảng 30 ngày trước khi trồng

- Bón lót: Phân chuồng hoai: 15-20kg/hố; Phân NPK: 0,250kg/hố

- Trước khi trồng cây 5-10 ngày ta tiến hành bón lót mỗi hố tối thiểu 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,250kg phân NPK. Trước hết dùng cuốc vạc đất ở thành hố xuống để tạo miệng hố có hình tròn. Lấp đất xuống theo thứ tự: Cho phân chuồng và phân NPK xuống trước rồi cho đất cuốc trước có độ mầu mỡ tốt xuống trộn với phân chuồng hoai, đất cuốc sau lấp sau. Vừa lấp vừa đập nhỏ đất và nhặt bỏ những đá lẫn, rễ cây đưa ra khỏi hố. Đất lấp xuống hố thấp hơn mặt đất tự nhiên chừng 5cm để phủ các loại rơm rạ giữ ẩm cho cây.

4.2. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng vào tháng 2-3 và tháng 8-9 âm lịch, nhưng tốt nhất vào tháng 2-3 âm lịch hàng năm, chọn ngày râm mát có mưa để trồng.

4.3. Kỹ thuật trồng

- Dùng cuốc đào một hố nhỏ, giữa hố, có độ sâu hơn chiều dài hom giống

- Đặt hom theo hướng nghiêng 45 độ so với mặt đất. Đặt hom giống vào giữa hố rồi lần lượt lấp đất vào, vừa lấp đất vừa dùng tay ấn chặt đất xung quanh hom giống

- Dùng đất bột lấp tiếp lên phía trên hom giống với độ dày từ mặt đất trên của hom giống trở lên là 5cm.

- Dùng rơm rạ, mùn rác phủ lên phía trên mặt đất vùng hố với độ dày 3-5cm. Cuối cùng tưới nước thật đẫm.

Lưu ý: Trước khi trồng phải rạch bỏ túi bầu và tránh không làm vỡ bầu đất.

4.4. Chăm sóc

- Hàng ngày kiểm tra, nếu thấy đất trong vùng hố bị khô thì tiếp tục tưới nước bổ sung cho đủ ẩm.

- Trong 1-2 năm đầu khi giữa các hàng tre chưa giao tán nên trồng xen cây họ đậu để tre phủ mặt đất chống bốc hơi, giữ ẩm đất và cải tạo đất.

- Sau khi trồng cần phải định kỳ làm cỏ và xới đất, phát bỏ cây dại. Những năm đầu, số lần chăm sóc và làm cỏ tối thiểu 3 tháng 1 lần kết hợp với phủ rơm rạ quanh gốc. Làm cỏ xới đất, phủ gốc giúp cho cây mau bén rễ khi mới trồng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thuận lợi cho măng sinh trưởng phát triển tốt.

- Hàng năm cần bón thúc cho cây ra nhiều măng, mỗi năm bón 2 lần: Lần 1 vào vụ Xuân trước khi ra măng (khoảng tháng 1, 2 âm lịch), và lần 2 sau khi thu hết măng (khoảng tháng 10 âm lịch), giúp cho cây phục hồi sức.

- Nếu có điều kiện, cần tưới nước cho cây vào những ngày khô hạn sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo điều kiện cho măng mọc dễ dàng.

- Quá trình chăm sóc ngoài việc phát dọn cây cỏ và xới xáo, bón phân cho cây tre, chúng ta cần lưu ý phát dọn những cành tăm tua ở vùng gốc của các khóm tre, đồng thời chặt tỉa những cây tre mọc ở thời gian đầu tiên khi trồng đó là những cây có thân hình bé nhỏ còi cọc Mỗi khóm tre để cây mẹ từ 4 cây to khoẻ trở lên.

4.5. Bón phân

- Tỷ lệ bón phân cho một gốc tre mỗi lần như sau: Phân chuồng hoai 20-30kg; NPK(2:1:1) là 0,4kg

- Làm cỏ xới xáo đất và vun gốc ở mỗi khóm tre sau đó phủ các loại rơm rạ và các chất mùn khác lên toàn vùng hố của gốc tre giúp cho cây tre có độ tơi xốp và giữ ẩm.

- Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc 1m, sâu 15-20cm rồi rải phân vô cơ + phân chuồng sau đó lấp kín đất lại.

- Lưu ý: Không được lấp đất (Vun gốc) lên gốc măng để tránh tình trạng rễ ăn nổi lên mặt.

4.6. Phòng trừ sâu bệnh

4.6.1. Về sâu: Chủ yếu là sâu vòi voi (phá hoại củ măng ở dưới đất), sâu cuốn lá, châu chấu hại lá (Đặc biệt chú ý các sâu này khi trồng năm đầu). Khi phát hiện phải tổ chức bắt, giết ngay.

- Đối với sâu vòi voi xuất hiện thì dùng Dipterex pha loãng 500 lần để phun, 3 đến 5 ngày phun 1 lần.

- Đối với sâu cuốn lá và châu chấu thì có thể dùng biện pháp thủ công là bóc ra để giết sâu hoặc dùng Ofatox để phụ diệt sâu và châu chấu.

4.6.2. Về chuột hại: dùng nilon để quây khi mới trồng và dùng bẫy, bả sinh học để diệt chuột.

4.6.3. Về nấm bệnh: Chủ yếu là bệnh thối măng, ta dùng thuốc Boocdo 1% hoặc thuốc Benlat để phun, mỗi tuần một lần. Ngoài ra trong năm đầu còn xuất hiện một số loại nấm hại lá vì vậy nên khi thấy xuất hiện bệnh ta vặt bỏ lá bị bệnh đem đi xa đốt, sau đó dùng thuốc Boocdo và Benlat để phun.

4.6.4. Bảo vệ trâu bò và các loại gia súc khác phá hoại. Đây là công việc rất cần được quan tâm thường xuyên.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây bưởi
DANH MỤC: Giống cây lâm nghiệp chính
Kỹ thuật gieo trồng cây xà cừ
Kỹ thuật trồng rừng xoan chịu hạn (NEEM)
Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
Biện pháp kỹ thuật canh tác NLKH thích ứng với BĐKH
Một số điểm cần đặc biệt lưu ý về trồng mây
Song mây: Hình thái, vùng phân bố và công dụng của song mây
Không trồng keo lai với mật độ dày để tránh dịch bệnh
Các bệnh thường gặp ở cây keo và biện pháp phòng chống
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750887

    Lượt trong ngày 2607
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 48
    Tổng số 6750887