Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán vườn cây ăn quả
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 13/01/2017 08:34 .Lượt xem: 2002 lượt.
Tỉa cành, tạo tán là để cây có một bộ khung cân đối, hài hòa, không cao quá, không rậm rạp, cũng không thưa cành quá để tận dụng tốt nhất khoảng không gian ánh sáng dành cho chúng, từ đó cây sinh trưởng - phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh, cho năng suất cao.

Trong quy trình sản xuất cây ăn quả chất lượng cao, thì kỹ thuật tỉa cành tạo tán cần thiết lắm. Vì sẽ hạn chế sâu bệnh do cây thông thoáng, cây dễ ra hoa hơn vì có đầy đủ ánh sáng, cây nuôi trái tốt hơn vì không phải tốn sức nuôi các cành vô hiệu,… chính vì thế bà con ít phun thuốc hơn nên sản phẩm trái sẽ dễ sạch hơn.

Nhưng, trong nhiều vấn đề về kỹ thuật trên cây ăn quả, tỉa cành tạo tán là vấn đề mà người nói được thì thường cắt tỉa không được, và ngược lại. Vì thế, có một thực tế lâu nay là: các nhà khoa học thì cứ nói theo kiến thức của họ, còn bà con mình thì cứ cắt tỉa theo kinh nghiệm của mình, hai điều này (kiến thức và kinh nghiệm) như 2 đường thẳng song song vậy, chắc sẽ gặp nhau ở … vô cực.

Để cắt tỉa tạo tán cho cây ăn quả, sau khi thu hoạch xong, bà con cần tiến hành lần lượt theo 3 bước chính sau :

+ Bước 1: Cắt bỏ các cành lớn trung bình mọc thẳng đứng và cành mọc hơi xiên hợp thành ngọn cây, tạo thành cái lỗ trống ở giữa tán cây mà bà con quen gọi là “giếng trời”, đường kính giếng trời này bằng 1/5 đường kính tán cây.

+ Bước 2: Cắt bỏ các cành lớn giao tán và cành mọc lòa xòa gần mặt đất.

+ Bước 3: Cắt bỏ các cành nhỏ bao gồm các cành khô, cành sâu bệnh, cành mọc xiên trong tán.

*/ Ghi chú: Có 3 mức độ cắt tỉa tạo tán cho cây ăn quả:

1/ Mức độ nhẹ: Là khi bà con muốn ngay sau khi tỉa tán cây ăn quả làm bông ngay, thì ở bước 1, đường kính “giếng trời” chỉ cần bằng 1/10 đường kính tán, không làm bước 2, còn bước 3 thì chỉ cần cắt bỏ khoảng 30% số cành con cần phải cắt.

2/ Mức độ trung bình: Là khi bà con có thời gian cho vườn cây nghỉ ngơi 4-5 tháng mới làm bông thì làm giống như 3 bước chính đã nêu, ở bước 3 bà con có thể cắt bỏ 100% các cành con cần phải cắt.

3/ Mức độ nặng (thu tán): Là khi bà con muốn cây nghỉ ngơi 8-12 tháng. Ở mức độ này, bà con làm bước 1 như bình thường, bước 2 làm thêm việc nữa là cắt đầu cành các cành lớn, còn ở bước 3 thì sau khi cắt hết các cành con như cành khô, cành bị sâu bệnh và cành mọc lòn trong tán, bà con còn làm thêm 1 việc nữa, đó là cắt đầu cành tất cả các cành nhỏ còn lại. Khi đã chọn mức độ tỉa cành tạo tán này, bà con không nên nóng vội làm bông, vì càng cắt sâu, cành mới ra sẽ càng non. Nếu vội xử lý thuốc gốc, thì khi phun thuốc kéo bông, cây thường “phản ứng” bằng cách nín thinh, không ra bông cũng không ra lá, dù bà con có “khủng bố” bằng thuốc gì đi nữa cũng vậy.

- Có một điều cần lưu ý nữa là bà con chỉ nên tiến hành cắt tỉa tạo tán cho cây ăn quả khi cây đang không có đọt lá non, vì khi có đọt lá non thì sức sống của cành đã tập trung rất nhiều ở phần non đó, cắt bỏ đi cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ phần lớn sức sống của cây, phần cành lá còn lại sẽ rất yếu nên ra đọt lá non mới sẽ rất yếu.

(còn nữa)

Nguồn tin: Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán vườn cây ăn quả (tiếp theo)
Hướng dẫn trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường
Hướng dẫn trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường (tiếp theo)
Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Phần 1)
CHỈ THỊ: Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Kỹ thuật khai thác mây bền vững trong chu kỳ kinh doanh (Phần 2)
Kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn
Kỹ thuật trồng thâm canh chuối mốc nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng măng tre
Chú trọng chất lượng giống cây lâm nghiệp
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750713

    Lượt trong ngày 2433
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 62
    Tổng số 6750713