Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường (tiếp theo)
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 14/02/2017 08:36 .Lượt xem: 2396 lượt.
Cây xanh bao gồm 3 nhóm chính: Cây xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo, vườn thú, vườn đài tưởng niệm, quảng trường...); cây xanh đường phố và cây xanh chuyên dụng (phòng hộ, vệ sinh công nghiệp…)

1. Thời vụ trồng cây:

- Đối với cây xanh đô thị có tưới nước: Trồng vào mùa xuân và khoảng cuối mùa thu.

- Đối với cây xanh trồng rừng không tưới nước: Trồng vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

2.     Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây còn tùy thuộc vào thiết kế cụ thể. Tuy nhiên có một số hướng dẫn chung sơ bộ như sau:

2.1. Kỹ thuật trồng cây:

2.1.1. Trồng cây bản địa, cây trồng bóng mát đường phố:

- Dọn sạch mặt bằng ở những nơi thiết kế trồng cây.

- Đào hố trồng cây:

+ Trồng cây xanh đô thị: Đào hố 0,8 x 0,8 x 0,8 m.

+ Đối với trồng rừng: Đào hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

+ Đào hố đất mặt để riêng một bên, khi lấp hố cho đất mặt xuống trước.

+ Đất lấp hố trồng cây xanh đô thị có thể chuyển từ nơi khác đến.

- Bón phân: Bón phân hữu cơ theo tỷ lệ 10% phân chuồng hoai, 90% đất; Phân vô cơ theo tỷ lệ 0,1 - 0,2 Kg/m3 đất.

- Lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.

- Trồng cây: Đào một lỗ giữa tâm hố, rạch bỏ túi bầu nhựa PE, đặt cây con vào lỗ, lấp đất ngang bằng cổ rễ, ém chặt đất sát với bầu cây. Với cây xanh đô thị phải cắm cọc, hoặc đan rọ bảo vệ và tưới đẫm nước sau khi trồng và tưới nước bảo vệ 90 ngày.

2.1.2. Trồng cây bụi thấp, cây cảnh tạo hình (cây xanh đô thị):

Như Kỹ thuật trồng giống cây bóng mát đường phố nhưng đào hố kích thước 0,4 x0,4 x0,4 m và sau khi trồng tưới nước, chăm sóc bảo vệ...

2.1.3. Trồng cây hoa lá màu, cây hàng rào, cây đường viền:

- Dọn sạch mặt bằng trồng cây.

- Cuốc đất trồng cây sâu 20-25 cm (hoặc chuyển đất từ nơi khác đến lớp đất bóc chuyển đi chỗ khác).

- Bón phân: Bón phân hữu cơ theo tỷ lệ 10% phân chuồng hoai, 90% đất; Phân vô cơ theo tỷ lệ  3 Kg/100 m2 đất.

- Làm đất trước khi trồng 1 tuần.

- Trồng cây: Tưới nước nếu cần thiết, dùng thuỗng hoặc bay moi lỗ trồng cây, cây trồng 20 x 20 cm/cây (hoặc cụm) tưới đẫm nước sau khi trồng và tưới nước bảo vệ 30 ngày.

2.1.4. Trồng cỏ:

- Dọn sạch mặt bằng trồng cây.

- Cuốc đất trồng cỏ sâu 20-25 cm (hoặc chuyển đất từ nơi khác đến lớp đất bóc chuyển đi chỗ khác).

- Bón phân: Bón phân hữu cơ theo tỷ lệ 10% phân chuồng hoai, 90% đất; Phân vô cơ theo tỷ lệ 3 Kg/100 m2 đất.

- Làm đất trước khi trồng 1 tuần.

- Trồng cỏ: Tưới nước nếu cần thiết, dùng bay moi lỗ trồng cỏ, cây trồng 5 x 5 cm/cây (hoặc cụm) tưới đẫm nước sau khi trồng và tưới nước chăm sóc bảo vệ.

2.2. Kỹ thuật chăm sóc cây:

2.2.1. Chăm sóc cây bản địa, cây trồng bóng mát đường phố:

- Chăm sóc cây trồng rừng: Chăm sóc 3 năm tiếp theo sau khi trồng với các nội dung.

+ Phát dọn thực bì gỡ bỏ dây leo xâm lấn cây trồng.

+ Xới đất, bón phân, vun gốc cây trồng.

+ Trồng dặm những cây chết hoặc cây sinh trưởng kém.

+ Bảo vệ ngăn chặn những tác động xâm hại rừng.

2.2.2. Chăm sóc (duy trì) cây trồng bóng mát đường phố:

* Phân loại cây bóng mát:

- Cây bóng mát mới trồng: Cây sau khi trồng được 90 ngày đến 2 năm.

- Cây bóng mát trồng sau 2 năm:

+ Cây bóng mát loại 1: Cây cao ≤ 6m và có đường kính gốc cây ≤ 20cm.

+ Cây bóng mát loại 2: Cây cao ≤ 12m và có đường kính gốc cây  ≤ 50cm.

+ Cây bóng mát loại 3: Cây cao >12m hoặc có đường kính gốc cây> 50cm.

* Chăm sóc cây bóng mát mới trồng :

- Tưới nước ướt đẫm gốc cây.

- Bón phân hữu cơ gốc cây 6 kg/cây, thực hiện trung bình 1 lần/năm.

- Sửa tán, tạo hình và tỉa chồi: Dùng kéo (hoặc cưa) cắt tỉa những cành hoặc chồi mọc không thích hợp với kiểu dáng cần tạo thực hiện trung bình 4 lần/năm.

- Chống sửa cây nghiêng: Thực hiện trung bình 2 lần/năm.

- Vệ sinh quanh gốc cây: Nhổ cỏ dại quanh gốc cây, dọn dẹp rác quanh gốc cây thu gom vận chuyển đến đổ nơi quy định, thực hiện 4 lần/năm.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

* Chăm sóc cây bóng mát loại 2:

- Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện.

- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh giới đảm bảo giao thông, an toàn lao động.

- Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 lần/năm.

- Tỉa chồi thực hiện trung bình 4 lần/năm.

- Chống sửa cây nghiêng thực hiện 1 lần/năm.

- Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

* Chăm sóc cây bóng mát loại 3:

- Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện.

- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh giới đảm bảo giao thông và đặc biệt phải an toàn lao động.

- Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 lần/năm.

- Gỡ phụ sinh, ký sinh thông thường.

- Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

2.2.3. Chăm sóc cây bụi thấp, cây cảnh trổ hoa, cây cảnh tạo hình (cây xanh đô thị):

Nội dung chăm sóc cây bụi thấp, cây cảnh trổ hoa, cây cảnh tạo hình (cây xanh đô thị) bao gồm các nội dung:

- Tưới nước

- Cắt sửa tán gọn gàng cây cảnh trổ hoa, cân đối không để cây nặng tàn, nghiêng ngả (thực hiện 12 lần/năm).

- Cắt tỉa cây tạo hình theo hình quy định (thực hiện 12 lần/năm).

- Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm, phân hữu cơ 2 lần/năm).

- Phun thuốc trừ sâu cho cây (phun 3 đợt, mỗi đợt 2 lần).

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

- Trồng dặm các cây chết hoặc cây sinh trưởng kém.

2.2.4. Chăm sóc cây hoa lá màu, cây hàng rào, cây đường viền:

2.2.4.1.Cây hoa lá màu:

- Tưới nước.

- Nhổ bỏ gốc cây xấu, xới đất, trồng dặm.

- Nhổ bỏ cỏ dại (12 lần/năm); cắt tỉa bấm ngọn (8 lần/năm).

- Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm, phân hữu cơ 2 lần/năm).

- Phun thuốc trừ sâu cho cây (phun 2 đợt, mỗi đợt 2 lần).

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

2.2.4.2. Cây hàng rào, cây đường viền:

- Tưới nước.

- Nhổ bỏ gốc cây xấu, xới đất, trồng dặm.

- Nhổ bỏ cỏ dại; cắt tỉa bấm ngọn, bón phân hữu cơ.

- Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao (thực hiện 12 lần/năm).

- Bón phân hữu cơ 2 lần/năm.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

2.2.5. Chăm sóc thảm cỏ:

Nội dung chăm sóc thảm cỏ bao gồm:

- Tưới nước thảm cỏ.

- Phát thảm cỏ thường xuyên, duy trì thảm cỏ luôn bằng phẳng và đảm bảo chiều cao cỏ bằng 5cm, tuỳ theo địa hình và điều kiện chăm sóc từng vị trí mà dùng máy cắt cỏ, phản hoặc dùng liềm.

- Xén thẳng lề cỏ theo chu vi, cách bó vỉa 10cm.

- Nhổ sạch cỏ khác lẫn trong cỏ thuần chủng, đảm bảo thảm cỏ được duy trì có lẫn không quá 5% cỏ dại.

- Thay thế các chỗ cỏ chết hoặc bị dẫm nát, cỏ trồng dặm cùng giống với cỏ hiện hữu.

- Đảm bảo sau khi trồng dặm thảm cỏ được phủ kín không bị mất khoảng.

- Phun thuốc trừ sâu cỏ, mỗi năm phòng trừ 2 đợt, mỗi đợt phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.

- Rải đều phân vụ cơ trên toàn bộ diện tích thảm cỏ.

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công.

Trên đây là hướng dẫn chung việc lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, lựa chọn thời điểm phù hợp để trồng cây nhằm đạt tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, việc trồng cây tùy vào từng địa điểm cụ thể cần có thiết kế cụ thể để đảm bảo phù hợp với từng loài cây trồng, kiến trúc cảnh quan, mục đích sử dụng, kinh phí đầu tư . . . , các địa phương, đơn vị cần cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình./.  

Nguồn tin: Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Phần 1)
CHỈ THỊ: Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Kỹ thuật khai thác mây bền vững trong chu kỳ kinh doanh (Phần 2)
Kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn
Kỹ thuật trồng thâm canh chuối mốc nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng măng tre
Chú trọng chất lượng giống cây lâm nghiệp
Tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng
Kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn đối với loài keo lai
Kỹ thuật trồng và chăm sóc phong lan
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006750749

    Lượt trong ngày 2469
    Hôm qua: 4610
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 63
    Tổng số 6750749