Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Núi Thành: Kết quả mô hình Lạc vụ Đông Xuân 2016 – 2017 trên đất lúa chuyển đổi
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 26/04/2017 11:01 .Lượt xem: 28990 lượt.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, sản xuất lúa kém hiệu quả cần được chuyển đổi bởi sản xuất lạc cần ít nước tưới lại cho hiệu quả cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với lúa, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa kém hiệu quả tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bước đầu đã hình thành được một số mô hình khả thi, có hiệu quả như Lạc xen sắn, ngô, mè, dưa hấu… Đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành sản xuất lúa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Lạc là cây trồng truyền thống của nông dân Núi Thành và là cây trồng có diện tích đứng thứ 2 sau lúa. Vụ Đông xuân toàn huyện có 723,6 ha trồng lạc, năng suất bình quân đạt 15,95 tạ/ha. Tiềm năng còn có thể mở rộng và nâng cao hơn nữa nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng các giống mới vào sản xuất đang được đẩy mạnh. Nhất là việc ứng dụng chế phẩm sinh học hạn chế bệnh héo rũ tái xanh xãy ra phổ biến. Bên cạnh đó, lạc còn là một trong số ít loài cây trồng có đầu ra và ổn định trong nhiều năm liền. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, sản xuất lúa kém hiệu quả cần được chuyển đổi bởi sản xuất lạc cần ít nước tưới lại cho hiệu quả cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với lúa, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.

          Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam và sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng các cơ quan có liên quan ở huyện. Vụ Đông xuân 2016 - 2017, trạm KN-KL Núi Thành phối hợp với xã Tam Nghĩa xây dựng mô hình trình diễn “Tưới nước tiết kiệm: Lạc Đông xuân – Ngô Hè thu xen Đậu xanh”. Đến nay, mô hình “Trồng lạc thâm canh tổng hợp trên chân đất lúa chuyển đổi vụ ĐX 2016 – 2017” với quy mô 05ha, bước đầu cho kết quả như sau:

1. Chương trình đầu tư hỗ trợ:

- 100% giá trị giống (10 kg lạc vỏ/sào 500m2).

- 30% giá trị chế phẩm Trichoderma.

- Tổ chức tập huấn, chỉ đạo sản xuất và hội thảo đầu bờ cho hộ tham gia.

2. Kỹ thuật được khuyến cáo và áp dụng:

- Giống: Sử dụng giống lạc LDH.01, cấp xác nhận

          - Chọn đất: Bố trí trên đất cát pha, chân đất lúa chuyển đổi tại xã Tam Nghĩa. Trước khi vào vụ sản xuất tiến hành dọn sạch cỏ dại, cày ải, làm đất tơi xốp, lên luống bằng phẳng, luống rộng từ 1- 1,2m, cao 25 - 30cm, rãnh rộng 25-30cm

- Khoảng cách: 30 * 10cm (1cây/hốc), hoặc  25 * 20cm (2 cây/hốc)

- Mật độ: 33 - 40 cây/m2.

- Phân bón (tính cho 1sào): Phân chuồng hoai mục 400 - 500kg; Urea 03 - 04kg; Kali: 8-10kg; Lân Văn Điển 25 - 30kg; Vôi nông nghiệp 20 - 30kg.

- Bón lót 50% vôi trước khi rạch hàng, toàn bộ phân chuồng hoai mục (Men Trichoderma spp Xử lý ủ phân chuồng hoặc trộn với phân chuồng hoai mục để bón) + Lân văn Điển.

          - Bón thúc:

Thúc lần 1: Khi lạc có 3-4 lá thật, bón 100% Urea + 1/2 lượng phân Kali kết hợp xới xáo nhẹ và làm cỏ;

Thúc lần 2: Khi cây có 6-7 lá thật (sắp ra hoa, sau gieo 20-25 ngày) bón hết lượng vôi và Kali còn lại, kết hợp xới xáo nhẹ và làm cỏ.

          - Chăm sóc:

             + Khi cây có từ 2 lá thật trở lên, tiến hành tỉa cây đúng mật độ quy định. Khi cây có từ 3 - 4 lá thật, xới nông đều khắp mặt luống kết hợp bón thúc;

             + Khi cây có 6 -7 lá thật, xới gốc sâu 3- 5cm để sạch cỏ và tạo gốc thoáng, chú ý không vun đất vào gốc. Khi lạc ra hoa 10 - 15 ngày, xới và vun nhẹ quanh gốc;

             + Khi gieo hạt xong, san phẳng mặt luống, dùng thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm phun đều lên mặt luống theo hướng dẫn của ngành BVTV;

             + Khô hạn cần tưới nước giữ ẩm để cây sinh trưởng phát triển tốt, nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả (sau gieo  20 - 22 ngày) đến thu hoạch. Mưa, đất bị đóng váng, xới xáo phá váng để thông thoáng gốc, khi lạc châm vấu cho đến chín luôn giữ cho đất thường xuyên đủ ẩm. Tiêu nước kịp thời khi mưa to tránh để ngập úng.

             + Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp trên đồng ruộng theo hướng dẫn của ngành BVTV. Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng. Tránh tình trạng gieo trồng lạc liên tục trên cùng chân đất. Dùng giống tốt, giống mới, bón phân cân đối và hợp lý, chủ động phòng trừ dịch hại bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất.

- Thu hoạch: Thu hoạch phải đúng độ chín, khi cây có 80-85% số quả già trên cây. Sau khi thu hoạch nhổ tách quả khỏi cây đem phơi ngay để đảm bảo chất lượng hạt, yêu cầu phơi lạc dưới nắng nhẹ là tốt nhất. Phơi đến khi lạc bóc vỏ lụa là đảm bảo chất lượng.
3. Kết quả thực hiện mô hình

3.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất (bảng 1)

TT

Các chỉ tiêu theo dõi

ĐVT

Lạc LDH.01

Ghi chú

1

Ngày gieo

09 – 18/01/2017

2

Thời gian từ gieo đến mọc

ngày

6

3

Tổng số cây ban đầu

Cây

33

4

Tỷ lệ mọc

%

90,91

5

Thời gian từ gieo đến ra hoa

ngày

28

6

Số cây hữu hiệu/m2

Cây

30

7

Tổng số quả/cây

Quả

14,3

8

Tổng số quả chắc/cây

Quả

12,7

9

Ngày thu

19 – 28/4/2017

10

TGST

ngày

110

11

P lý thuyết

gram

150

 

12

NS lý thuyết

Tạ/ha

57,15

 

13

Năng suất thực thu (dự kiến)

Tạ/ha

28,58

 

3.2. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh chính (bảng 2):

          Qua theo dõi cho thấy lạc LDH.01 trên đất lúa chuyển đổi ở vụ Đông Xuân sinh trưởng và phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ,. Sâu bệnh gây hại thấp hơn so với những chân ruộng trồng lạc trên đất màu; nhất là bệnh héo rũ tái xanh.

TT

Sâu bệnh

ĐVT

LDH.01

Lạc địa phương

1

Bệnh héo rũ tái xanh

%

0,95

1,60

2

Bệnh thối trắng cổ rể

%

0,50

0,52

3

Bệnh thối đen cổ rể

%

0,52

0,55

5

Bệnh đốm lá

%

17

18

6

Sâu xanh, sâu xám

con/m2

6

6

            Những chân ruộng chăm sóc kém tỉ lệ sâu bệnh gây hại nặng hơn những chân ruộng chăm sóc tốt, đất vừa đủ ẩm phù hợp cho cây lạc sinh trưởng phát triển.

4. Hiệu quả kinh tế

4.1. So sánh hiệu quả kinh tế (Tính cho 01ha),

          So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lạc với cây lúa trên cùng chân đất, vì đây là mô hình chuyển đổi cây lạc trên chân đất lúa, bảng 3

TT

Diễn giải

ĐVT

Lạc LDH.01

Lúa HT1 (đối chứng)

SL

Thành tiền (đồng)

SL

Thành tiền (đồng)

I

Tổng chi:

 

 

33.160.000

 

19.520.000

1

Vật chất:

 

 

18.160.000

 

7.520.000

 

- Giống

kg

200

9.000.000

80

1.280.000

 

- Vôi

kg

400

800.000

400

800.000

 

- Phân Urea

kg

80

800.000

160

1.600.000

 

- Phân Lân Văn điển

kg

400

1.600.000

150

600.000

 

- Phân Kali

kg

160

1.760.000

100

1.100.000

 

- Phân NPK16-16-8

kg

0

0

120

1.440.000

 

- Chế phẩm Trichoderma

kg

30

3.600.000

0

0

 

- Thuốc BVTV

kg

 

600.000

 

700.000

2

Công lao động:

công

100

15.000.000

80

12.000.000

II

Tổng thu:

kg

2.858

71.450.000

4.500

31.500.000

III

Thu nhập (II-1)

 

 

53.290.000

 

23.980.000

IV

Lãi ròng (II-I)

 

 

38.290.000

 

11.980.000

 

 

 

 

 

 

 

                        Thu nhập (nếu tính theo nông dân, lấy công làm lãi) thì mô hình cho thu nhập đạt khá 53,29 triệu đồng/ha (tương đương 2,66 triệu đồng/sào). Cao hơn sản xuất lúa trên cùng chân đất 2,22 lần (53,29 triệu/23,98 triệu đồng/ha). Về lãi ròng, sản xuất lạc có lãi ròng cao gấp 3,2 lần so với sản xuất lúa (38,29 triệu/11,98 triệu đồng/ha).

4.2 Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường:

          - Từng bước giúp nông dân tiếp cận với các giống lạc mới và nắm được kỹ thuật thâm canh trên chân đất lúa chuyển đổi. Góp phần chuyển đổi dần một số diện tích đất lúa kém hiệu quả, đất lúa vùng cuối kênh sang trồng cây trồng khác, trong đó, có cây lạc;

- Giảm nước tưới, giảm áp lực về lịch thời vụ và lao động khi sản xuất lúa.

          - Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma xử lý phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế một số bệnh hại do nấm gây ra trên cây lạc, nhất là bệnh héo rũ tái xanh do vi khuẩn. Mô hình áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp, IPM, bón phân cân đối, hợp lý, tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại tốt, ít bị sâu, bệnh gây hại nên giảm việc sử dụng thuốc BVTV…..

5. Tóm lại

           - Mô hình chuyển đổi từ lúa sang trồng lạc rất có ý nghĩa trong công tác chuyển đổi cây trồng ở Núi Thành nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, cây lạc cho năng suất cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi.

          - Cây lạc LDH.01 phù hợp với điều kiện đất đai tại Núi Thành và hoàn toàn sinh trưởng, phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi, nếu đầu tư thâm canh đúng mức, tưới tiêu chủ động sẽ đạt năng suất khá. Sản xuất lạc ít tốn nước tưới hơn sản xuất lúa và một số cây trồng khác.    

- Về lượng nước tưới: Khi sản xuất cây lạc trên nền đất lúa chuyển đổi thì giảm được từ 4 - 5 lần tưới/vụ và lượng nước dùng tưới cho lạc giảm từ 60 - 70% so với lúa. Vì vậy, mô hình này không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn tiết kiệm một lượng lớn nước dùng trong công tác tưới tiêu, phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, hiện tượng el-nino diễn ra trên diện rộng như hiện nay.

- Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho việc xây dựng và nhân rộng mô hình Cánh đồng mẫu trong sản xuất trồng trọt nói chung, cánh đồng chuyển đổi cho cây trồng cạn nói riêng (trong đó có cây lạc, ngô).

                                                                                  Phan Bi

Nguồn tin: Khuyến nông Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tình hình triển khai xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên chân đất lúa có liên kết với doanh nghiệp
Điện Bàn: Kết quả Mô hình trình diễn cánh đồng chuyên canh kết hợp cơ giới hóa trên cây đậu xanh vụ Xuân Hè 2017
Đảng sâm - Cây trồng xóa đói giảm nghèo ở xã Ch'Ơm, huyện Tây Giang
Điện Bàn: hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ
Điện Bàn: Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn
Hiệu quả Mô hình Phòng trừ Ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây Khổ qua tại vùng rau an toàn
Nông Sơn: Hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh lạc kết hợp sử dụng công cụ gieo hạt vụ Đông Xuân 2017- 2018
Núi Thành: Một giống lúa mới nhiều triển vọng…
Liên kết sản xuất dưa gang an toàn: Năng suất cao, đầu ra ổn định
Sản xuất nấm bằng phương pháp mới tại huyện Núi Thành
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006752126

    Lượt trong ngày 184
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 73
    Tổng số 6752126