Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quảng Nam: Hội thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu
Người đăng: Nguyễn Ngọc Hoàng Sương .Ngày đăng: 18/08/2017 10:20 .Lượt xem: 1417 lượt.
Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó trên lĩnh vực trồng trọt là rất rõ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp căn bản để thích ứng với những trở ngại do biến đổi khí hậu gây ra.

Ngày 03/8/2017 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam tổ chức Hội thảo Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Quy mô hội thảo gồm 120 đại biểu.

Quang cảnh Hội thảo

Tham dự  hội thảo có Ông Lê Trí Thanh - PCT.UBND tỉnh Quảng Nam; Ông Lê Muộn – PGĐ Sở Nông nghiệp&PTNT Quảng Nam (chủ trì Hội thảo); TS. Nguyễn Thanh Phương-Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung Bộ; TS. Lê Hùng Lĩnh - Viện Di truyền Việt Nam; PGS.TS. Trần Thị Thu Hà - Phó trưởng khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Huế; cùng Lãnh đạo các đơn vị Sở Ban ngành, các hội đoàn thể, Lãnh đạo các huyện, thị xã và bà con nông dân thuộc các vùng chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu trong tỉnh Quảng Nam.

Ông Lê Muộn – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam cho biết, hiện nay mỗi vụ nông dân trên địa bàn tỉnh gieo sạ khoảng 42.000 - 43.500ha lúa. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp, rõ nhất là sự tác động xấu của khô hạn và mưa lũ đến việc canh tác lúa, Quảng Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ giảm diện tích gieo trồng lúa trong vụ Đông Xuân xuống còn 36.000ha và vụ hè thu là 35.000ha. Số diện tích đất lúa còn lại sẽ chuyển đổi mạnh sang 3 loại cây trồng cạn được xác định là chủ lực hiện nay đó là bắp, đậu phụng và đậu xanh. Tuy nhiên, các mô hình chuyển đổi phải tập trung thực hiện những mục tiêu cơ bản của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho từng địa phương gồm vùng chuyển đổi, quy mô thực hiện, các loại cây trồng phù hợp.

Ông Lê Muộn - PGĐ Sở NN&PTNT Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Ông Võ Văn Nghi - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, từ năm 2010 tới nay hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, …xảy ra bất thường cả về tần suất và cường độ, thiệt hại có xu hướng ngày càng gia tăng. Sau các trận lũ lịch sử năm 2007 và 2009 thì hạn hán năm 2010 cũng đạt mức kỷ lục cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Nhiều đợt nắng nóng kéo dài, vùng hạ lưu các sông mặn xâm nhập sâu; gây ra hạn hán, thiếu nước tưới và nhiễm mặn, nhiều diện tích lúa bị chết hoặc không sản xuất được với tổng diện tích 13.640 ha (trong đó, vụ Đông Xuân 5.066 ha, Hè Thu 8.577 ha), gần 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các huyện Trung du và Miền núi. Năm 2011, toàn tỉnh có khoản 11.700 ha bị nhiễm mặn và thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất. Năm 2013, toàn tỉnh có khoản trên 20.000 ha bị hạn hán, nhiễm mặn; Đến năm 2016 diện tích bị hạn hán và nhiễm mặn lên tới trên 31.000 ha. Chính vì vậy công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng BĐKH đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho rằng, việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải gắn liền với quy hoạch phát triển thủy lợi và đề án tập trung, tích tụ ruộng đất. Thời gian tới, tỉnh cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đồng thời tập trung tích tụ ruộng đất, canh tác theo vùng để có thể ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng một cách đồng bộ, hướng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình

Còn ông Hồ Ngọc Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc thì nhìn nhận, mặc dù công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng thực tế những năm qua cho thấy đầu ra của nhiều loại nông sản như dưa hấu, ớt, bắp, đậu phụng, bí đao, đậu xanh… hết sức bấp bênh. “Bên cạnh việc chú trọng mở rộng diện tích chuyển đổi thì vấn đề quan trọng nhất là phải tạo ra mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa “4 nhà”, có như vậy mới hy vọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản chủ lực” - Ông Mẫn nói.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, những năm qua Quảng Nam mặc dù có nhiều cố gắn, có nhiều mô hình chuyển đổi hiệu quả, nhưng diện tích 5.500ha đất lúa canh tác kém hiệu quả chuyển sang sản xuất các loại cây trồng cạn là một con số còn rất khiêm tốn. Thời gian tới các ngành, các cấp phải tập trung mọi nỗ lực để thực hiện quyết liệt công tác này. Tuy nhiên, để mang lại thành công lớn thì cần xác lập cụ thể biểu đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương, từng vùng. Từ đó mới hoạch định rõ chiến lược, phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách phù hợp, hiệu quả.,...Ông Thanh nói: “Các đơn vị liên quan cần sớm hoàn thiện quy trình thâm canh đồng bộ các loại cây trồng chuyển đổi trên chân đất lúa. Đồng thời khuyến khích áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào vùng quy hoạch chuyển đổi” 

Ông Lê Trí Thanh - Phó chủ tích UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Họp khẩn ứng phó cơn bão nguy hiểm chưa từng có
Công điện của Thủ tướng khẩn cấp ứng phó bão số 10
Hội thảo mô hình chăn nuôi vịt trời tại Hiệp Đức
Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu
Lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Nỗ lực giữ rừng phòng hộ ven biển
Ngành nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Không gian tăng trưởng rộng
Năm 2018 có vacxin nội phòng bệnh tai xanh
Diễn đàn “Tuổi trẻ Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam với phong trào nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tiễn công tác”
Hội thảo: “Xây dựng kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp tại Quảng Nam”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006754225

    Lượt trong ngày 2283
    Hôm qua: 3662
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 117
    Tổng số 6754225