Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân và triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2023
Người đăng: Đoàn Thị Văn Công .Ngày đăng: 16/05/2023 16:04 .Lượt xem: 343 lượt.
Ngày 12/5/2023 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị sơ kết xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022 – 2023 và triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2023.

Tham dự Hội nghị có PCT UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, Đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Đại diện các sở ban ngành của tỉnh; Lãnh đạo các cơ  quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp các huyện, Đại diện một số doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT trên địa bàn tỉnh; Phân xã TTXVN tại Quảng Nam, Phóng viên Báo Nông nghiệp VN tại Quảng Nam, Đài Phát thanh - TH Quảng Nam, Báo Quảng Nam.

   

Ông Hồ Quảng Bửu- PCT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Nhìn chung, sản xuất trồng trọt trong vụ diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nền nhiệt độ cao, lương mưa bổ sung nhiều thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các đợt rét lạnh và mưa lớn trong tháng 01/2023 làm cho diện tích đậu hạt các loại, lạc tỉa sớm (lạc chân đất cao) hạn chế ra hoa, tạo quả nên có ảnh hưởng năng suất.

Ông Phạm Viết Tích- GĐ Sở Nông nghiệp &PTNT phát biểu tại Hội nghị

- Tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi: Đối với cây trồng, đa số các đối tượng sâu bệnh hại đều có DTN và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhiều đối tượng tuy có nổi lên (như OBV, chuột, bệnh đạo ôn trên lúa; bệnh thối gốc mốc trắng, mốc đen, bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc, bệnh khảm lá vi rút trên cây sắn...) nhưng nhờ thực hiện tốt công tác kiểm tra và chuyển tải thông tin hướng dẫn quản lý dịch hại đến với người dân kịp thời, bằng nhiều hình thức nên đã góp phần bảo vệ an toàn sản xuất.

Đối với chăn nuôi, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã giảm nhiều so với 02 năm trước và đang được kiểm soát tốt; các đối tượng bệnh hại trên tôm nuôi đều trong tầm kiểm soát, ảnh hưởng không đáng kể đến sản xuất.

- Về thị trường vật tư nông nghiệp và nông sản: Giá cả vật tư nông nghiệp trong vụ ổn đinh hơn năm 2022. Nhiều loại nông sản trong vụ có giá cao hơn cùng kỳ như các loại lúa, gạo, ngô, thịt gia cầm, thủy sản... đã giúp nông dân cải thiện thu nhập và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác tăng.



Ông Trương Xuân Tý -PGĐ Sở Nông nghiệp báo cáo kết quả sản xuất Đông Xuân tại Hội nghị

Theo Kết quả báo cáo tại hội nghị

Về Trồng trọt: Cây lúa: Diện tích sản xuất khoảng 41.458ha/41.500ha KH (đạt 99,9% KH) bằng 99,6% vụ Đông Xuân năm trước, năng suất bình quân ước đạt 60 tạ/ha (cao hơn vụ Đông Xuân năm trước khoảng 3,9 tạ/ha), sản lượng ước đạt khoảng 248.700 tấn (cao hơn vụ Đông Xuân năm trước khoảng 15.380 tấn).

 - Cây ngô: Diện tích sản xuất 4.955ha/12.000ha KH (cả năm), bằng 97,7% so với cùng kỳ năm trước, năng suất bình quân ước đạt 49 tạ/ha, sản lượng ước đạt 24.280 tấn.

- Cây lạc: Diện tích sản xuất 7.911ha/10.000ha KH (cả năm), bằng 96,2 %  so với cùng kỳ năm trước, năng suất bình quân ước đạt 22 tạ/ha, sản lượng 17.400 tấn.

- Rau đậu các loại: Diện tích sản xuất 8.300ha/21.000 ha, bằng 100,3% cùng kỳ năm trước. Trong đó:

+ Rau các loại: Diện tích sản xuất 5.811ha, năng suất bình quân ước đạt 220 tạ/ha, sản lượng 127.842 tấn.

+ Đậu hạt các loại: Diện tích sản xuất 2.489ha, năng suất bình quân ước đạt 20 tạ/ha, sản lượng 4.978 tấn.

- Khoai lang: Diện tích sản xuất 1.152 ha/2.200 ha (cả năm), năng suất bình quân ước đạt 77 tạ/ha, sản lượng đạt 8.770,4 tấn.

- Sắn: Diện tích sản xuất 6.424 ha/9.000 ha (cả năm), năng suất bình quân ước đạt 187 tạ/ha, sản lượng đạt 120.128,8 tấn.

Cây lâu năm: Cây lâu năm nhìn chung diện tích, sản lượng tương đối ổn định, có xu hướng tăng. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục chuyển đổi cây hằng năm sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, cây lâu năm có hiệu quả cao hơn. Các địa phương đang tiếp tục triển khai các mô hình trồng thí điểm cây sầu riêng, măng cụt theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Sản lượng một số cây lâu năm đã cho thu hoạch hiện nay: chuối ước đạt 19,3 nghìn tấn (+5,0%; +920 tấn); dứa 8,5 nghìn tấn (+8,1%; +640 tấn); bưởi 1,2 nghìn tấn (+8,1%; +90 tấn); chè 800 tấn (+5,3%; +40 tấn); cao su gần 1,4 nghìn tấn (+5,8%; +70 tấn) so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung trên đại trà, việc chấp hành lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ Đông Xuân năm nay khá tốt, đảm bảo theo hướng dẫn của Sở. Nhóm giống trung và ngắn ngày được sản xuất nhiều và vượt trội so với nhóm giống dài ngày, chiếm khoảng 90,22 % tổng diện tích. Tình hình dịch bệnh trên cây lúa: Vụ Đông Xuân 2022 - 2023 tình hình dịch hại cây trồng tương đối ổn định, thành phần dịch hại cây trồng không có biến động so với mọi năm; về tình hình phát sinh và diễn biến của các đối tượng không sai khác nhiều so với dự báo đầu vụ.



Ông Hồ Ngọc Mẫn- PCT UBND huyện Đại Lộc báo cáo tham luận tại Hội nghị

 Tình hình sản xuất giống và liên kết sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt: Trong vụ Đông Xuân 2022 - 2023 toàn tỉnh có 33 Công ty, đơn vị liên kết với các địa phương (thông qua HTX, THT...) tổ chức sản xuất giống cây trồng, với diện tích sản xuất giống lúa khoảng 3.230 ha (diện tích sản xuất giống lúa lai F1 là 280 ha, lúa thuần 2.940 ha), giống ngô: 60,5 ha; giống lạc: 20 ha. Ngoài ra, trong vụ có 69 dự án/kế hoạch tiếp tục liên kết sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị (được hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ - HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh) một số sản phẩm nông sản chủ lực như lúa giống, lúa nếp, ngô, lạc, ớt, dược liệu.

Về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa: Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương tiếp tục duy trì diện tích đã chuyển đổi từ những năm trước và triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2023 do UBND tỉnh ban hành (tại Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 23/3/2023). Kết quả diện tích chuyển đổi cây trồng trong vụ là 382,5 ha; địa phương có diện tích chuyển đổi lớn gồm: Thăng Bình (137 ha), Duy Xuyên (94 ha), Núi thành (37 ha), Phú Ninh (29 ha)... Cây trồng có diện tích chuyển đổi lớn là ngô, lạc, rau đậu các loại...

         Trong vụ Hè Thu 2023, các địa phương trong tỉnh tiếp tục khuyến cáo người dân chuyển đổi khoảng 510 ha đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu...

Kết quả sản xuất các đối tượng cây trồng đạt chứng nhận vietgap, globalgap, hữu cơ năm 2022 và kế hoạch năm 2023: Trong năm 2022, diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh là 115,4 ha, trong đó rau các loại là 70 ha, sen tươi: 26,7 ha, bưởi 12,2 ha, ổi: 6,5 ha; diện tích được chứng nhận hữu cơ là 02 ha (cây Bòn bon). UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 (Quyết định số 3680/QĐ-UBND ngày 16/12/2021). Hầu hết các sản phẩm được chứng nhận đều có đầu ra ổn định, thu nhập của người sản xuất được tăng lên đáng kể. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang duy trì  09 mã số vùng trồng (MSVT) đối với sản phẩm dưa hấu để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (theo Công văn số 142/BVTV-HTQT ngày 16/01/2023 của Cục Bảo vệ thực vật).

Kế hoạch năm 2023 cấp 03 MSVT với diện tích 38 ha (ớt: 6ha, măng cụt: 12 ha, nếp Hương bầu: 20 ha); diện tích chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 175 ha (trong đó rau: 170 ha, lúa 5 ha), chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ 12 ha (cây măng cụt).

Về chăn nuôi - thú y: Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam tại thời điểm tháng 4/2023: tổng đàn gia súc đạt 546.330 con, trong đó: đàn trâu: 58.830 con, giảm 2.370 con (3,87%), đàn bò: 177.300 con, tăng 5.300 con (3.08%), đàn lợn: 310.200 con, tăng 60.200 con (24,08%); tổng đàn gia cầm: 8.880.000 con, tăng 920.000 con (11,56%), trong đó đàn gà: 6.940.000 con, tăng 260.000 con (3,89%) so với cùng kỳ năm trước.

         Thủy sản: Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 34,29 nghìn tấn, tăng 1,0% (+353 tấn) so với cùng kỳ 2022.

         Sản lượng khai thác thủy sản tháng 4 ước đạt 7.995 tấn, cộng dồn 4 tháng đầu năm đạt 29.283 tấn, đạt 30,8% KH, tăng 0,6% (+185 tấn) so với cùng kỳ năm 2022.

             Lâm nghiệp:  Thực hiện nghị quyết, chỉ thị, đề án và kế hoạch trong lĩnh vực lâm nghiệp

         - Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững: UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp với tổng nguồn kinh phí là 28.725,57 triệu đồng (trên cơ sở nhu cầu đăng ký của các địa phương, đơn vị) để thực hiện các hạng mục sau: Khoán bảo vệ rừng: 40.042,35 ha; Bảo vệ rừng đặc dụng: 33.598,83 ha; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung: 2.935,07 ha; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 574,38 ha; Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm: 106 cộng đồng; Cấp chứng chỉ rừng: 8.650,00 ha; Trồng cây phân tán: 592.160 cây.

          *Đánh giá chung: Nửa đầu năm 2023, nhìn chung ngành nông nghiệp và PTNT đã có những tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, các chỉ tiêu đảm bảo đạt kế hoạch đề ra. Một số kết quả đạt đáng kể là:

          - Năng suất các loại cây trồng đạt cao, xấp xỉ cùng kỳ vụ Đông Xuân 2021-2022 (là vụ có năng suất cao nhất trong những năm gần đây). Tình hình tiêu thụ và giá bán nông sản các loại thuận lợi, người sản xuất có lãi.

         - Diện tích sản xuất rau của quả an toàn đã từng bước được nâng lên; 4 tháng đầu năm 2023 diện tích ra chứng nhận đã thực hiện 85,1 ha trong khi cả năm 2022 mới chỉ được 58 ha. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang duy trì  09 mã số vùng trồng (MSVT) đối với sản phẩm dưa hấu để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (theo Công văn số 142/BVTV-HTQT ngày 16/01/2023 của Cục Bảo vệ thực vật). Đang tiếp tục cấp 03 MSVT cho cây ớt, măng cụt, nếp Hương bầu; chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 175 ha (trong đó rau: 170 ha, lúa 5 ha), chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ 12 ha (cây măng cụt).

          - Tổng đàn gia súc phát triển ổn định, đàn lợn đang hồi phục nhanh; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do tình hình dịch bệnh, giá bán sản phẩm ổn định. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, phát hiện và khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

          - Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất ngành lâm nghiệp và thủy sản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. Sản xuất con giống thủy sản đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất, đồng thời đã có sản phẩm xuất khẩu đem lại tín hiệu tích cực cho ngành giống thủy sản thời gian tới.

          - Hình thức liên kết sản xuất đang phát triển thuận lợi trên một số lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi) mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

          - Đã tham mưu ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, cụ thể hóa đầy đủ các quy định của Trung ương làm cơ sở thực hiện đến năm 2025, nhờ đó, việc triển khai Chương trình NTM được thuận lợi.

Kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2023  được xác định:        

      Những chỉ tiêu chủ yếu

 - Tổng sản lượng lương thực cây có hạt

:

235.500

tấn.

Trong đó: + Lúa

:

207.000

tấn.

                 + Ngô                                                            :     32.000     tấn

        - Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng:

                 + Cây lúa

:

41.500

ha.

                 + Cây ngô

:

7.000

ha.

                 + Cây lạc

:

2.000

ha

                 + Cây mè

                 + Rau đậu các loại

:

:

2.000

11.500

Ha

Ha

         Nhiệm vụ trọng tâm và các biện pháp thực hiện
Theo dự báo thời tiết và tình hình nguồn nước trên địa bàn Quảng Nam, nguy cơ hạn hán, nhiễm mặn trong vụ Hè Thu 2023 là có thể xảy ra sớm và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng sẽ có những diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó với tình hình bất lợi về thời tiết và hạn chế dịch bệnh gây hại trên cây trồng, con vật nuôi; hướng dẫn tổ chức sản xuất nông nghiệp trong thời gian còn lại của năm đạt kế hoạch và hiệu quả; Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các đơn vị liên quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung trọng tâm như sau:
Về Trồng trọt- Bố trí lúa trổ từ ngày 25/7/2023 đến 10/8/2023, trổ tập trung từ ngày 30/7 đến ngày 05/8/2023, thu hoạch xong trước ngày 05/9/2023, chậm nhất là 10/9/2023. Tập trung chỉ đạo gieo sạ đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống theo Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT (Tờ rơi Hướng dẫn sản xuất vụ Hè thu 2023 có cấp phát cho các địa phương).
Về cơ cấu giống: Chỉ cơ cấu các giống lúa trung và ngắn ngày nhằm giảm thời gian cây lúa trên đồng ruộng, tiết kiệm nước tưới và tránh các rủi ro do thời tiết bất thường (mưa lụt cuối vụ). Những diện tích khó tưới, bấp bênh nước tưới chuyển sang trồng các loại ngắn ngày như ngô, lạc, đậu xanh, mè... Theo dõi chặt chẽ sự phát sinh và gây hại của các đối tượng dịch hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt các đối tượng dịch hại nguy hiểm như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn trên cây lúa; sâu keo mùa thu trên cây ngô, bệnh khảm lá trên cây sắn; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
- Đối với các huyện miền núi, vùng không đảm bảo nguồn nước cần chỉ đạo kiểm tra đánh giá khả năng nguồn nước để bố trí diện tích sản xuất lúa phù hợp, hạn chế tình trạng để đồng ruộng khô cháy do thiếu nước. Tập trung chuẩn bị giống và các điều kiện phát triển cây dược liệu, cây ăn quả (trong đó chú trọng chọn vùng trồng mô hình cây măng cụt đã hướng  dẫn chỉ đạo) theo các cơ chế của tỉnh và trên cơ sở liên kết sản xuất theo các chương trình, dự án.
- Đối với cây ăn quả: Vệ sinh vườn cây, chăm sóc sau bão lũ, bổ sung dinh dưỡng đúng giai đoạn, đủ lượng và phù hợp cho từng loại cây để cây sinh trưởng phát triển tốt để hạn chế sâu bệnh hại. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (ICM) trên vườn cây ăn quả, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân bón qua lá… để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, sử dụng thuốc có trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam, tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc sinh học. Vườn cây đã cho quả (thời kỳ kinh doanh), chủ động thực hiện các biện pháp thoát nước, tránh ngập úng và tỉa cành, chằng chống để hạn chế đổ ngã cho cây khi gặp thời tiết mưa bão.
- Chỉ đạo mạnh mẽ việc sản xuất các loại cây trồng gắn với vùng sản xuất tập trung, đăng ký mã vùng trồng, mua bán nông sản thông qua liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX, cá nhân tiêu thụ, đặc biệt đối với các HTX nông nghiệp cần phải vươn ra hợp đồng, liên kết, bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hiệu quả cho người dân.
Về Thủy lợi: Tính toán cân đối nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi do tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác để bố trí diện tích sản xuất phù hợp; đối với các hồ chứa có nguy cơ cao thiếu nước thực hiện chuyển đổi cây trồng chịu hạn trên đất lúa hoặc không sản xuất; áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trên cơ sở tình hình diễn biến thời tiết và nguồn nước hiện có, các đơn vị quản lý các hồ chứa nước tính toán, cân đối, xây dựng kế hoạch điều tiết nước phù hợp và có phương án chống hạn cho vụ Hè Thu 2023 (lắp đặt, vận hành trạm bơm chống hạn...). Tăng cường công tác quan trắc độ mặn, trước và trong vụ sản xuất để đảm bảo an toàn nguồn nước tưới cho cây trồng.
- Tổ chức rà soát, bổ sung và thực hiện Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn năm 2023 do UBND cấp huyện phê duyệt; theo đó, chủ động thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình, phân công trách nhiệm, các điều kiện để tổ chức thực hiện phòng chống hạn, nhiễm mặn vụ Hè Thu năm 2023 có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trực tiếp xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc do hạn hán, thiếu nước và nhiễm mặn gây ra. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo sửa chữa các công trình cấp nước sạch nông thôn để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng phải có giải pháp cấp nước cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng nhân dân thiếu nước sinh hoạt.
- Chỉ đạo các địa phương tổ chức ra quân, huy động nhân dân thực hiện công tác nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ, đào ao trữ nước, đóng giếng, lắp đặt trạm bơm dã chiến, thu giữ nguồn nước hồi quy, đắp bờ giữ nước, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Củng cố hoạt động các tổ chức thủy lợi cơ sở để phục vụ công tác dẫn nước vào ruộng đảm bảo tiết kiệm, hạn chế thất thoát lãng phí nước tưới.
Về Chăn nuôi: Tiếp tục đôn đốc, hướng triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với từng bệnh (DTLCP, VDNC, LMLM, Dại) trong năm 2023; Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025 trong năm 2023; các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của UBND tỉnh. Tăng cường giám sát dịch bệnh tại những khu vực có dịch và những khu vực có nguy cơ cao. Xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan. Đôn đốc tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt I/2023 đảm bảo đạt tỷ lệ trên 80% so với tổng đàn, trong đó tập trung tiêm phòng đối với các bệnh: LMLM, VDNC ở trâu bò, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn, Dại ...
Về Thuỷ sản: Tổ chức tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và BVNLTS, về chủ quyền biển, đảo cho đối tượng là ngư dân để ngư dân nắm rõ, tránh sai phạm trong khi hoạt động trên các vùng biển. Tăng cường hướng dẫn, dự báo ngư trường để đảm bảo khai thác an toàn cho người và tàu cá; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong công tác đăng kiểm.
Về Lâm nghiệp: Tiếp tục phối hợp hoàn thiện Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Cần tận dụng rơm rạ để làm nguồn thức ăn chủ động cho chăn nuôi trâu bò
Tăng cường phòng, chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Thị xã Điện Bàn: Tổng kết 5 năm công tác khuyến nông (2018-2022)
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
Khuyến nông Điện Bàn trong chặng đường 05 năm thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006141910

    Lượt trong ngày 1904
    Hôm qua: 2972
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 22
    Tổng số 6141910