Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Cần tận dụng rơm rạ để làm nguồn thức ăn chủ động cho chăn nuôi trâu bò
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 18/05/2023 09:00 .Lượt xem: 629 lượt.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & PTNT), lượng rơm rạ sau thu hoạch ở nước ta rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Còn lượng chất thải từ hoạt động sản xuất lúa chiếm tới 50% chất khô. Nghĩa là cứ 1 tấn lúa, lượng phụ phẩm từ loại cây lương thực truyền thống này cũng rơi vào khoảng 1 tấn, tương đương 10 -12 tấn phụ phẩm/ha. Do vậy, hoạt động sản xuất lúa gạo hàng năm sẽ tạo ra một khối lượng rơm rạ khổng lồ.

Đối với Quảng Nam, là tỉnh có diện tích gieo trồng lúa lớn (hàng năm lên đến gần 80.000 ha).  Với năng suất lúa ổn định ở mức tương đối cao (vào khoảng 60 tạ/ha/vụ), thì lượng phụ phẩm sinh ra từ sản xuất lúa cả năm của tỉnh ước tính vào khoảng 480.000 tấn rơm rạ. Đây là nguồn phụ phẩm dồi dào và quí giá làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và đời  sống.

Thế nhưng, theo dõi thực tế nhiều năm cho thấy, việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa chưa được quan tâm đúng mức. Sau mỗi vụ thu hoạch, có trên 25% lượng rơm bị đốt bỏ tại ruộng, vùi tại ruộng là 22 - 32%, còn lại tủ gốc và làm chất đốt, ủ làm phân bón, làm nấm, làm thức ăn chăn nuôi. 100% rạ vùi tại ruộng. Việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa không chỉ gây nhiều hệ lụy đến môi trường mà còn đang lãng phí nguồn nguyên liệu đầu vào có giá trị cao. Đốt rơm rạ là một thói quen phổ biến của người nông dân Việt Nam, gắn liền với suy nghĩ “đốt để diệt mầm cỏ, mầm sâu bệnh”, đồng thời giải phóng nhanh và tiện lợi nhất diện tích ruộng, chuẩn bị cho vụ canh tác tiếp theo. Tuy nhiên, những tác hại từ việc đốt rơm rạ đều có thể được cảm nhận một cách dễ dàng. Cụ thể, việc đốt rơm rạ khiến đất bị chai cứng, giết chết vi sinh vật trong đất, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Khói bụi từ rơm rạ bị đốt còn tạo ra lượng khói bụi mù mịt, cản trở tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.



Việc đốt rơm tại ruộng để lại nhiều tác hại cho sản xuất và đời sống  (Ảnh minh họa)

Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn các hộ chăn nuôi (ngay cả ở vùng chăn nuôi khá như Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên), vào mùa thức ăn thô xanh khan kiệt, một số hộ chủ yếu cho ăn rơm khô kết hợp với bả rượu bia, bả đậu nành, tinh bột sắn, bột bắp, cám gạo, thức ăn công nghiệp...Khẩu phần cho ăn như vậy vừa không hợp lý, vừa không kinh tế, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp.

Đối với hoạt động chăn nuôi, nguồn rơm sau thu hoạch lúa nếu được thu gom, xử lý, bảo quản tốt thì đây là nguồn thức ăn dự trữ rất quí cho những thời điểm khan hiếm nguồn thức ăn (nắng hạn, mưa rét…). Để đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi bò lúc khan hiếm thức ăn tươi ngoài đồng, rơm trở thành nguồn dự trữ tuyệt vời để thay thế. Tuy nhiên, để “biến” rơm thành thức ăn dinh dưỡng cần phải ủ. Rơm qua ủ so với rơm không ủ (rơm khô, rơm tươi), hàm lượng đạm sẽ tăng lên khoảng 50%, tỷ lệ tiêu hóa tăng khoảng 30%.



Nông dân xã Đại Lãnh (Đại Lộc) thu cuộn rơm vụ Đông Xuân 2022-2023,
vận chuyển về nhà để sử dụng vào nhiều công việc nhà nông


Theo khuyến cáo của TS. Nguyễn Văn Bắc (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), trước khi ủ cần chuẩn bị nguồn rơm (chủ yếu là rơm cuộn) đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của đàn vật nuôi qua mùa thiếu thức ăn, ủ theo từng đợt. Thường ủ rơm với urê trong các bao nylon, kích cỡ bao ủ phù hợp với cuộn rơm. Cách ủ thông thường là sử dụng 4% urê và ủ trong thời gian khoảng 10 ngày để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, tăng hàm lượng đạm, giảm hàm lượng xơ và tăng tỷ lệ tiêu hóa.

Rơm ủ đạt chất lượng sẽ có màu vàng đậm, mềm, có mùi thơm dễ chịu, không có mùi nấm mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ mà còn làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu, giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn rơm không xử lý.

Vật dụng để ủ là túi nylon có kích thước vừa đúng cuộn rơm. Các chất bổ sung gồm nước để hòa tan các chất bổ sung và ngấm vào rơm. Urê bổ sung chất đạm, tạo amoniac cho vi sinh vật. Rỉ mật bổ sung chất đường cho vi sinh vật. Muối tạo chất đệm, tăng tính ngon miệng. Quy trình ủ rơm với urê làm thức ăn cho trâu bò được thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị nguyên liệu: 100 kg rơm +100 lít nước sạch + 4 kg urê + 2 kg rỉ mật + 1 kg muối ăn.

+ Tiến hành các bước: đầu tiên là hòa urê, rỉ mật, muối vào nước theo tỷ lệ chuẩn bị như trên. Sau đó cho cuộn rơm vào túi nylon vừa kích cỡ. Tiếp theo là tưới hỗn hợp đã hòa (urê, rỉ mật, muối) vào túi chứa cuộn rơm, chú ý tưới từ từ cho ngấm đều. Sau khi tưới hết hỗn hợp thì cột chặt miệng túi nylon, để vào nơi râm mát.

Ngoài ra, người dân có thể ủ bằng quy trình khác, có thể sử dụng rơm tươi hoặc khô. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị nguyên liệu là rơm, vôi, nước sạch. Sử dụng 100 kg rơm khô + 6 kg vôi + 600 lít nước. Cho rơm vào bồn hoặc túi ủ, đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2 - 3 lần). Lấy rơm lên để chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho bò ăn dần.



Ủ rơm khô bằng u- rê để bảo quản, sử dụng cho trâu bò ăn vào  mùa khan hiếm thức  ăn

Lưu ý, khi bò ăn rơm ủ urê phải chú ý cho uống đủ nước là 20 lít /con/ngày. Mùa khô cho uống nước nhiều hơn. Urê có thể gây độc nên khi làm phải cân đong chính xác tránh vượt quá hàm lượng cho phép gây ngộ độc cho bò. Không được cho bò ăn urê trực tiếp. Tính lượng rơm để ủ phù hợp nhu cầu tiêu thụ, ví dụ một con bò ăn khoảng 3 - 7 kg rơm mỗi ngày, nên ủ đủ ăn trong 1 tuần. Sau 1 tuần lấy cho ăn thì ủ tiếp đợt khác. Cần kiểm tra chất lượng rơm ủ, sau khi ủ rơm ẩm, có màu vàng tươi, mùi khai nồng, không bị mốc xanh, đen (có thể có một ít mốc trắng). Khi chuyển sang ăn rơm ủ cần cho bò ăn từ từ làm quen, khi bò ăn quen có thể cho ăn tối đa, thay thế đến 80% lượng cỏ xanh hàng ngày. Ban đầu cho ăn ít, khoảng 1 - 2kg/con/ngày, tập cho gia súc ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2 - 3 ngày sẽ quen rồi tăng dần lượng ăn lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 5 - 6kg/con./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tăng cường phòng, chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Thị xã Điện Bàn: Tổng kết 5 năm công tác khuyến nông (2018-2022)
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
Khuyến nông Điện Bàn trong chặng đường 05 năm thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006143227

    Lượt trong ngày 3221
    Hôm qua: 2972
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 61
    Tổng số 6143227