Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số điều lưu ý về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 10/11/2023 08:35 .Lượt xem: 372 lượt.
Thuốc kháng sinh trong thú y, ngoài vai trò điều trị bệnh, kiểm soát bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi thì còn giúp làm gia tăng tính hiệu quả trong việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột nhằm giúp cân bằng yếu tố có lợi. Tuy nhiên, quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình phòng chữa bệnh cho vật nuôi làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh, vi khuẩn đột biến gen có cơ hội phát triển dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. sản phẩm tạo ra không đảm bảo an toàn thực phẩm.

     
           Quy định hiện hành về sử dụng thuốc thú y có chứa kháng sinh và kê đơn thuốc thú y dùng cho chăn nuôi được quy định tại Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ; Nghị định 14/2021/NĐ - CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ; Thông tư số 12/2020/TT –BNNPTNT ngày 9/11/2020 và Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày28/9/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

         Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh: Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau: Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi; Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi; Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi; Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.

         Về nguyên tắc kê đơn thuốc thú y: Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ các loại thuốc thú y sau: Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng, bao gồm: Decoquinate, Diclazuril, Halofuginone hydrobromide, Lasalocid A sodium, Maduramicin ammonium alpha, Monensin sodium, Narasin, Nicarbazin, Robenidine hydrochloride, Salinomycin sodium, Semduramicin sodium. Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y. Các loại thuốc thú y dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh; thảo dược, dược liệu dùng trong thú y. Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng.

        Việc kê đơn thuốc thú y phải dựa trên kết quả khám bệnh hoặc chẩn đoán hoặc xét nghiệm bệnh; bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp với mức độ bệnh. Người kê đơn chỉ được kê đơn đối với các loại thuốc thú y được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

        Những hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi là: Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

        Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi nông hộ. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa. Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

       Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy; buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm./.



Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006146227

    Lượt trong ngày 634
    Hôm qua: 2188
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 62
    Tổng số 6146227