Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thực trạng kinh tế vườn, kinh tế trang trại tại Quảng Nam
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 21/12/2016 14:37 .Lượt xem: 2406 lượt.
Phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại (KTV-KTTT) là một trong những thế mạnh để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, phong trào phát triển KTV-KTTT đã được triển khai sâu rộng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cơ chế, chính sách được Tỉnh ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kinh tế vườn, nhất là vườn đồi, vườn rừng là một trong các thế mạnh của các huyện trung du, miền núi. Diện tích vườn đã cải tạo trên địa bàn các huyện miền núi: 10.300 vườn, với 3.179 ha; 11.400 ha diện tích mở rộng vườn đồi, vườn rừng với tổng vốn đầu tư khoản 350 tỷ đồng, giải quyết 30.000 lao động tại địa phương. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa từ kinh tế vườn ước đạt 261.800 triệu đồng; những vườn được cải tạo bình quân thu nhập 35 triệu đồng/ha, cá biệt có một số vườn ở huyện Tiên Phước cho thu nhập rất cao trên 100 triệu đồng/ha. Đã đóng góp rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo điều kiện để người dân vươn lên thoát nghèo, tiến đến làm giàu và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới.

Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ), toàn tỉnh hiện có 130 trang trại đạt tiêu chí mới quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định và thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong đó, có 110 trang trại chăn nuôi (chiếm 84,62%), 05 trang trại thủy sản (chiếm 3,08%), 04 trang trại lâm nghiệp (chiếm 3,85%); và 11 trang trại tổng hợp (chiếm 8,45%); giảm 1.169 trang trại so với tiêu chí cũ (theo tiêu chí cũ, toàn tỉnh có 1.299 trang trại). Nguyên nhân là do những chỉ tiêu trong tiêu chí mới cao hơn so với tiêu chí cũ. Trong tổng số 130 trang trại có 24 trang trại được cấp giấy, 48 trang trại liên kết sản xuất với công ty, chủ yếu là trong chăn nuôi và tập trung ở 02 huyện Điện Bàn, Duy xuyên.

          Phát huy tiềm năng thế mạnh, trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã xác định KTV-KTTT là hướng khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, đẩy mạnh phát tiển kinh tế hộ. Việc phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch sinh thái làng quê đang được triển khai, là nơi có cảnh quan, không gian làng quê, vườn nhà, ngỏ đá đặc trưng của làng quê xứ Quảng, hằng năm thu hút nhiều đoàn khách đến tham quan thưởng ngoạn phong cảnh, thưởng thức sản vật từ vườn quê. Điển hình như các nhà vườn với các loại cây đặc sản vùng miền như Thanh trà, Lòn bon, Tiêu, Măng cụt, các loại cây dược liệu,… và các kiến trúc nhà cổ ở 2 xã Tiên Cảnh, Tiên Châu, huyện Tiên Phước, nhà vườn tại làng Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, với các loại cây đặc sản, đặc hữu như Bưởi trụ lông Đại Bình, Bưởi Thanh Trà Tiên Phước, Sầu riêng, Măng cụt, Tiêu Tiên Phước… các nhà vườn ở Hội An, Điện Bàn…

            Hiện nay, tại một số địa phương đã xây dựng chương trình hành động cho phát triển kinh tế vườn, trang trại gắn với du lịch sinh thái. Bởi kinh tế vườn với cấu trúc như một hệ sinh thái đa dạng, thảm thực vật phong phú, độc đáo vừa mang tính đặc trưng vùng miền, vừa có cảnh quan thoáng đãng nhiều loài đặc sản đáp ứng yêu cầu khách du lịch. Du lịch nhà vườn đã và đang thu hút khách du lịch ngày càng đông. Vì ngoài phong cảnh, di tích văn hóa, lịch sử... Kinh tế vườn ra sức hấp dẫn đối với khách đó là du lịch xanh, du lịch sinh thái./.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Núi Thành: Hiệu quả từ Mô hình Khuyến nông
Núi Thành: Kết quả mô hình Lạc vụ Đông Xuân 2016 – 2017 trên đất lúa chuyển đổi
Tình hình triển khai xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên chân đất lúa có liên kết với doanh nghiệp
Điện Bàn: Kết quả Mô hình trình diễn cánh đồng chuyên canh kết hợp cơ giới hóa trên cây đậu xanh vụ Xuân Hè 2017
Đảng sâm - Cây trồng xóa đói giảm nghèo ở xã Ch'Ơm, huyện Tây Giang
Điện Bàn: hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ
Điện Bàn: Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn
Hiệu quả Mô hình Phòng trừ Ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây Khổ qua tại vùng rau an toàn
Nông Sơn: Hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh lạc kết hợp sử dụng công cụ gieo hạt vụ Đông Xuân 2017- 2018
Núi Thành: Một giống lúa mới nhiều triển vọng…
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006144509

    Lượt trong ngày 1104
    Hôm qua: 3399
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 33
    Tổng số 6144509